Thị trường bất động sản sẽ "bất động" nếu thiếu dòng vốn
Tóm tắt tin: PGS.TS Ngô Trí Long – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, vốn đối với các doanh nghiệp được ví như "mạch máu" và thị trường bất động sản cũng không ngoại lệ. Thị trường BĐS sẽ "bất động" nếu thiếu dòng vốn. Chính vì vậy, cùng với quá trình khơi thông các điểm nghẽn pháp lý, việc khơi thông nguồn vốn cho thị trường này cũng rất cần thiết.
Nội dung tin: Doanh nghiệp "chết mòn" nếu thiếu vốn Hơn 10 năm qua thị trường BĐS nước ta đã có những bước khởi sắc và phát triển cả về quy mô và phạm vi, có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, tài chính, chứng khoán, xây dựng. Trong 2 năm qua (2020 - 2021) do tác động của đại dịch COVID-19 thị trường này rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, thiếu hụt vốn nghiêm trọng, tỷ lệ nợ gia tăng, khả năng thanh toán thấp. Từ đó, nhiều công trình, dự án không hoàn thành đúng tiến độ, tình trạng đầu tư dang dở, lãng phí. Việc tìm ra các giải pháp khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản trong tình hình mới để thúc đẩy sự phục hồi và phát triển bền vững là rất cần thiết. Tại hội thảo "Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam", PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, đối với bất kỳ một loại thị trường thương mại nào, trong đó có thị trường BĐS thì nguồn vốn luôn đóng có vai trò thiết yếu. Theo ông Long, vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp BĐS, là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp… "Vốn đối với các doanh nghiệp được ví như 'mạch máu' và thị trường BĐS không ngoại lệ. Thị trường bất động sản sẽ 'bất động' nếu thiếu dòng vốn. Để thực hiện các dự án, đảm bảo nguồn cung BĐS đưa ra thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp BĐS rất cần đến nguồn vốn lớn và được huy động từ nhiều kênh để đảm bảo có dòng tiền bền vững", nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nói. Theo nhiều chuyên gia, ở giai đoạn hiện tại, việc tiếp tục duy trì và cải thiện dòng vốn cho thị trường này sẽ là một trong những ưu tiên cấp thiết cần triển khai. Tuy nhiên, việc hồi phục và phát triển có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nếu các vướng mắc pháp lý được tháo gỡ, gói kích cầu kinh tế được thực hiện hiệu quả, nhiều chương trình ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn được triển khai… chắc chắn sẽ là cơ sở và động lực lớn giúp doanh nghiệp BĐS khởi sắc. Song những yếu tố nói trên không được thực hiện, doanh nghiệp BĐS cũng như lĩnh vực BĐS sẽ tiếp tục trì trệ, nguồn lực đất đai không được khơi thông, dự án ách tắc, doanh nghiệp BĐS có nguy cơ "chết trên đống tài sản". Giải pháp ưu tiên cải thiện dòng vốn Theo các chuyên gia, ở góc độ vĩ mô, thị trường BĐS được xem là một trong những "rốn" hấp thụ lạm phát trong bối cảnh các doanh nghiệp và cả nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn cần sớm được "hà hơi" thông qua những gói kích thích quy mô. Qua đó, việc tiếp tục duy trì và cải thiện dòng vốn cho thị trường này sẽ là một trong những ưu tiên của những nhà làm chính sách. TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, định hướng chính sách khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS nên xuất phát từ tầm nhìn nền kinh tế quốc dân chứ không phải theo nghĩa hẹp, một ngành riêng lẻ. "Chúng ta đang cố gắng đề ra nhiều giải pháp, nhưng quan trọng nhất phải là gói hỗ trợ niềm tin. Không chỉ có giải pháp tiền bạc mà tâm lý xã hội, truyền thông, phát ngôn của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nói rằng việc chúng ta khơi thông dòng chảy có hiệu quả, an toàn, thì chất lượng dòng vốn của BĐS trong khu vực kinh doanh bất động sản cần được quan tâm hàng đầu", ông Lộc nói. Ngoài ra, vị này nhấn mạnh thêm "hạ cánh mềm" - tạo điều kiện không bóp nghẹt thị trường. Nếu các gọng kìm cùng siết lại thì thị trường không thể phát triển được. "Nắn dòng chảy" nhưng khơi thông chứ không bóp nghẹt. Để giải quyết được vấn đề dòng vốn cho thị trường BĐS cần sự quan tâm đồng hành của 3 chủ thể: quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, liên kết của các doanh nghiệp. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cho rằng, đối với doanh nghiệp BĐS, ngoài vốn tín dụng, doanh nghiệp BĐS cần lưu tâm, linh hoạt huy động vốn từ các kênh khác (phát hành trái phiếu, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, chương trình ESOP, cổ phiếu quỹ, quỹ đầu tư, trái phiếu công trình, thuê tài chính. Các doanh nghiệp cần hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp và chân chính, nhất là hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện các cam kết và hạn chế 3Ds (đòn bẩy, đầu cơ, đám đông…).
---
Đây là tin đăng từ nguồn: https://laodong.vn/bat-dong-san/thi-truong-bat-dong-san-se-bat-dong-neu-thieu-dong-von-1042949.ldo - Báo Lao Động
Ngày đăng báo: Thứ hai, 09/05/2022 18:45 (GMT+7)
Chủ đề bài đăng gửi: Bất động sản
Từ khóa bài đăng: ['Bộ Xây dựng', 'Doanh nghiệp bất động sản', 'Kinh doanh bất động sản', 'Nguồn vốn', 'Vốn bất động sản']
---
Tin được gửi bởi hệ thống đăng bài tự động của Website đăng tin bất động sản miễn phí - bannhamienphi.com - diaocdunggia.com