Thành phố Hồ Chí Minh xóa 'treo' 180 dự án trên toàn địa bàn toàn thành phố - Có Danh Sách

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức họp báo thông báo xóa 'treo' 180 dự án chậm triển khai trên địa bàn Thành phố.

180 dự án này đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện từ năm 2015, 2016 nhưng đến hết năm 2018 vẫn chưa triển khai.

Trong đó có nhiều dự án lớn đã kéo dài nhiều năm, gây bức xúc cho người dân như khu phức hợp Đầm Sen (Q.11), tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão (Q.1), khu đất vàng khu phức hợp Đồng Khởi - Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ (Q.1), chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây giai đoạn 2 (Q.8).

Các hộ dân có nhà, đất trong các dự án vừa được xóa "treo" sẽ được thực hiện phần lớn các quyền về nhà, đất như được chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn, xét cấp phép xây dựng có thời hạn, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

     Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã rà soát hơn 2.800 dự án trên địa bàn toàn Thành phố. Các dự án này đã có trong kế hoạch sử dụng đất của các quận/huyện trong giai đoạn 2015-2018. Tuy nhiên, đến nay đã quá ba năm nhưng chủ đầu tư không triển khai thực hiện nên các quận-huyện đã đề xuất để thu hồi, hủy bỏ, không tiếp tục đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2019.

Nếu bạn cần xem danh sách 180 dự án treo TP HCM có thể xem chi tiết tại đây - cảm ơn chủ dự án Tân Lân Residence, chủ dự án Long Cang Riverside - chủ dự án Phúc Land Group đã gửi danh sách này

     Trong hơn 2.800 dự án rà soát, có 180 dự án đã đưa ra khỏi kế hoạch sử dụng đất năm 2019. Trong đó có nhiều dự án lớn đã kéo dài nhiều năm, gây bức xúc cho người dân như khu phức hợp Đầm Sen (Q.11), tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão (Q.1), khu đất vàng khu phức hợp Đồng Khởi - Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ (Q.1), chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây giai đoạn 2 (Q.8)… Số còn lại đã có 598 dự án đầu tư xây dựng xong và gần 1.600 dự án đang thực hiện.

     Các dự án chậm triển khai do nhiều nguyên nhân, như: chưa tìm được nhà đầu tư hoặc chuyển sang mục đích, hình thức sử dụng khác. Một số dự án thay đổi quy hoạch, lộ giới hẻm trên địa bàn quận trung tâm, không có khả năng thực hiện do thiếu vốn, khó giải phóng mặt bằng. Một số dự án sử dụng vốn ngân sách chưa được ghi vốn thực hiện. Những dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai do chủ đầu tư thiếu năng lực, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm triển khai.

    180 dự án nói trên được chia ra làm hai loại. Trong đó, 100 dự án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm (năm 2015-2018) của các quận-huyện nhưng không thực hiện đúng theo kế hoạch thì Sở trình cụ thể, đề xuất Thành phố giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi công khai xử lý. Đối với 80 dự án thuộc trường hợp thu hồi đất đã được Hội đồng nhân dân Thành phố nghị quyết thông qua. Đây là lần thứ hai Thành phố rà soát và xóa bỏ dự án chậm triển khai. Hiện Thành phố vẫn đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các quận-huyện tiếp tục rà soát các dự án trước khi đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2019 để đảm bảo tính khả thi.

    Các dự án được xóa bỏ quyết định thu hồi đất, người dân sẽ không bị hạn chế quyền lợi về nhà, đất của mình theo dự án. Các hộ dân có nhà, đất trong các dự án vừa được xóa "treo" sẽ được thực hiện phần lớn các quyền về nhà, đất như được chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn, xét cấp phép xây dựng có thời hạn, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phía doanh nghiệp nếu vẫn muốn tiếp tục đầu tư thì phải làm lại thủ tục pháp lý từ đầu và chứng minh được đủ điều kiện thì mới được xem xét đưa vào kế hoạch sử dụng đất để tổ chức thực hiện trong những năm tới.

    Quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch mà chưa có quyết định thu hồi đất thì Thành phố cũng đã ban hành Quyết định số 26/2017 ngày 20 tháng 6 năm 2017 về Quy định một số nội dung cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó cho phép người dân xây dựng có thời hạn trong khi chờ quy hoạch. Giải pháp này cũng góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân sống trong quy hoạch. Được biết, hiện nay Thành phố cũng đang chỉ đạo các Sở-ngành nghiên cứu các chính sách để đảm bảo quyền lợi cho người dân trong quy hoạch. (TTQH)